Nhìn nhận về thị trường Hồ tiêu tháng 5/2017
Nhìn vào tổng nguồn cung Hồ tiêu toàn cầu: năm 2017 là năm được mùa của nhiều vùng trồng Hồ tiêu của Việt Nam. Cùng với diện tích lớn tiêu bùng phát từ 2010-2012 nay bắt đầu cho thu hoạch đã khiến sản lượng Hồ tiêu của Việt Nam tăng mạnh so với SK 2016, góp thêm khoảng 30.000 tấn cho nguồn cung toàn cầu. Thêm vào đó, 2 nước SX lớn khác năm nay cũng tăng sản lượng là Ấn Độ và Brazil. Vụ 2017, sản lượng Hồ tiêu của Ấn Độ tăng khoảng 7.000 tấn so với vụ 2016. Brazil cũng cho sản lượng cao hơn năm trước khoảng 10.000 tấn. Cộng thêm SL khoảng 10.000 tấn của Campuchia, năm 2017 nguồn cung toàn cầu có thể cao hơn năm trước 55.000- 60.000 tấn.
Đến nay chưa thể có con số chính xác tổng cung toàn cầu 2017 sẽ là bao nhiêu bởi tháng 7-8 tới Indonesia, Trung Quốc, 2 nước góp thêm đáng kể vào tổng cung Hồ tiêu toàn cầu mới bắt đầu thu hoạch. Tuy nhiên với Indonesia, IPC vừa có chuyến khảo sát trong tháng 4/2017 cho biết, sinh trưởng của Hồ tiêu các vùng trồng tiêu lớn như Lampung, Bangka và Đông Kalimantan đều cho thấy khả năng Indonesia sẽ mất mùa, trái đóng khá thưa, năng suất thấp hơn năm trước do thời tiết các tháng cuối 2016 bất thuận, khô hạn nặng kéo dài. Dự báo sản lượng sẽ thấp hơn vụ 2016. Cũng theo IPC, cơ quan dự báo khí tượng thế giới cho biết Indonesia và Malaysia là các nước được dự báo năm 2017 sẽ chịu ảnh hưởng El Nino nặng nề hơn những năm trước. Khô hạn sẽ khốc liệt hơn trong các tháng tới do vậy năng suất sản lượng Hồ tiêu của các nước này có thể bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu.
Do vậy, ước chừng sản lượng Hồ tiêu toàn cầu 2017 sẽ vào khoảng 460.000 tấn,cao hơn khoảng 10% so với niên vụ 2016.
Về tình hình nhu cầu Hồ tiêu thế giới năm 2017 có một số điểm lưu ý:
- Ấn Độ: theo thông tin của Ban Gia vị Ần Độ, ngành công nghiệp Hồ tiêu Ấn Độ vẫn đang phát triển ngày càng mạnh, Ân Độ nổi tiếng với trên hàng chục mặt hàng tiêu chế biến dạng cao cấp (premium) cung cấp không chỉ cho các ngành thực phẩm thế giới mà còn cho ngành dược và hoá mỹ phẩm, đăc biệt là cho thị trường Mỹ và Châu Âu. Do vậy, tuy là nước SX Hồ tiêu lớn nhưng Ấn Độ luôn cần nhập lượng lớn Hồ tiêu từ các nước trong đó nhập từ VN, 4 tháng đầu năm nay lượng nhập vẫn không giảm so với năm 2015 và có giảm so với năm 2016. Do vậy, nguồn cung 2017 của Ấn Độ tăng nhưng gần như không tham gia xuất khẩu, chưa kể còn tăng NK.
- Mỹ: Thống kê của HQVN cho thấy, 4 tháng 2017 lượng nhập khẩu Hồ tiêu của Mỹ đạt trên 13.000 tấn, cao hơn năm 2015 và giảm so với năm 2016. Bên cạnh đó một số Trung và Nam Mỹ như Mexico, Chile lại tăng mạnh. Số liệu Hải quan VN cho thấy lượng Hồ tiêu VN XK vào Mỹ vẫn ổn định, (dù một số tin đồn từ Ấn Độ cho rằng Mỹ đang không mua HT của VN).
- Châu Âu: Đức vẫn là thị trường truyền thống của Hồ tiêu Việt Nam, dù lượng NK 4 tháng 2017 giảm so với năm 2016 nhưng lại tăng so với năm 2015. Anh cũng tăng gần gấp đôi lượng NK so với cùng kỳ 2015 và 2016. Thị trường Nga tăng NK 4 lần lượng nhập so với 4 tháng đầu 2015, đạt khoảng 400 tấn/tháng hiện nay. Hà Lan lượng NK đầu 2017 cũng khoảng 500 tấn/tháng, tương đương cùng kỳ 2016. Một số thị trường như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ, Rumania, Thuỵ Điển lượng NK có tăng hơn trước so với năm trước;
- Châu Á: Các Tiểu Vương quốc Ả Rập vẫn là nước đứng đầu Châu Á NK Hồ tiêu từ VN, lượng nhập 4 tháng đầu 2017 tăng hơn 2016, cao hơn khoảng 200 tấn mỗi tháng so với cùng kỳ 2015. Papue New Guinea tăng ấn tượng, 4 tháng đầu 2017 NK tới hơn 4.762 tấn từ VN trong khi cùng kỳ những năm trước không hề nhập. Trung Quốc cũng nhập trên 1.100 tấn mỗi tháng trong 2017, cao hơn 2016 và gấp 3 lần so cùng kỳ 2015. Sri Lanka những năm trước không hề nhập tiêu từ VN nhưng 4 tháng đầu 2017 nhập tới hơn 1.500 tấn.
- Châu Phi: tăng khá mạnh có Sudan, Algery, Senegal, Gambia, Mali.
Nhìn chung, tuy giá giảm nhưng thương mại Hồ tiêu của Việt Nam vẫn không kém sôi động so với cùng kỳ những năm trước. Lượng xuất khẩu các tháng đầu năm 2017 luôn cao hơn năm trước. Tháng 2/2017 xuất 13.700 tấn, cao hơn 3.400 tấn so 2/2016, Tháng 3, XK 29.100 tấn, cao hơn cùng kỳ 2016 khoảng 5.000 tấn. Tháng 4/2017 XK 25.110 tấn, vẫn cao hơn 4/2016 khoảng 70 tấn.
Hiện nay, nông dân từ nhiều vùng trồng tiêu trọng điểm như Châu Đức, Xuyên Mộc (BR-VT), Hớn Quản, Lộc Ninh (Bình Phước), Buôn Hồ, Cư Kuin (Đăk Lăk), Đăk Song, Đăk R’Lấp (Đăk Nông), Chư Sê (Gia Lai) cho biết, giá thị trường phát ra từ đầu tháng 5 tới nay luôn thấp dần nhưng các nơi đều cho biết lượng giao dịch ít từ khi giá dưới 90.000 đồng/kg tiêu đầu giá, phần lớn dân vẫn giữ chưa có ý định bán thời điểm này.
Thời tiết đang báo hiệu những điều không thuận cho cây Hồ tiêu vụ mới. Thời điểm này cây Hồ tiêu phần lớn các nơi đang hình thành chồi hoa nhưng khác mọi năm, mưa rải rác suốt từ tháng 2 đang khiến đất vườn luôn tình trạng ẩm ướt khiến bộ rễ tiêu (bộ phận quan trọng nhất quyết định năng suất cây) đang có nguy cơ bị sau bệnh gây hại tăng. Các vườn tiêu hiện phần lớn lại đều có mật độ tuyến trùng cao, rễ tiêu đã bị tổn thương do nấm bệnh sẽ càng khiến tuyến trùng dễ xâm nhập phá hoại nặng khi mùa khô tới báo hiệu mùa vụ mới SL có thể đi xuống.
Theo qui luật nhiều năm, tháng 5-6 là thời điểm các nước giảm giao dịch, đăc biệt là khu vực các nước Hồi giáo do vậy lượng Hồ tiêu XK có thể chậm lại, các nhà thu mua chỉ thực hiện các hợp đồng đã ký nên lượng mua nhập kho có thể giảm càng khiến giá trong nước khó có khả năng bật dậy trong Quí 2.
Tuy nhiên, bức tranh dài hạn cung cầu mặt hàng “vua của các loại gia vị” này có thể không như nhìn nhận tại thời điểm hiện nay./.
- Tin tức liên quan
-
95% thực phẩm nhập khẩu sẽ không phải kiểm tra chuyên ngành Ngày 21/01/2018
-
Xuất khẩu - học cách chơi với “người khổng lồ” Ngày 04/06/2017
-
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2017 tăng 21,5% so với cùng kỳ Ngày 09/06/2017
-
Ô tô Đức và thịt bò Mỹ - nạn nhân khốn khổ đầu tiên của chiến tranh thương mại Ngày 04/08/2018
-
Chỉnh lại “thước đo” xuất, nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Ngày 25/05/2017
-
Trung Quốc 'khát' thịt bò, Nhật thấy lo Ngày 30/08/2017
-
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam sẽ cùng Bộ Nông nghiệp PTNT triển khai xây dựng mô hình thí điểm sản xuất Hồ tiêu an toàn, bền vững Ngày 02/06/2017