Xuất khẩu năm 2017 dự báo cán mốc 200 tỷ USD
Xuất khẩu tăng cao
Tăng trưởng xuất khẩu đạt được cả ở hai khu vực. Khu vực kinh tế trong nước nhiều năm qua tăng thấp hoặc giảm, nhưng kỳ này đã tăng khá cao (15,7%, hay tăng 5,13 tỷ USD). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn đạt quy mô cao hơn (chiếm 71,7% tổng số) và tăng cao hơn (tăng 18,9% hay tăng 15.135 triệu USD).
Mới qua 8 tháng đã có 22 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, tăng 3 mặt hàng (cao su; kim loại thường khác; sản phẩm, nguyên phụ liệu dệt may - da giày), nhưng giảm một (hạt tiêu), nên tính bù trừ còn tăng 2 mặt hàng. Có 14 mặt hàng có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước (trên 400 triệu USD), trong đó 5 mặt hàng tăng trên 1 tỷ USD (máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 4,44 tỷ USD, điện thoại các loại và linh kiện tăng 3,35 tỷ USD, máy móc - thiết bị - dụng cụ - phụ tùng khác tăng 1,88 tỷ USD, hàng dệt may tăng 1,12 tỷ USD, giày dép tăng 1,11 tỷ USD).
Trong 7 tháng (chưa có số liệu chi tiết đến 8 tháng), có 17 địa bàn đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó có 6 địa bàn đạt trên 6 tỷ USD (cao nhất là TP.HCM với 19,85 tỷ USD, tiếp đến là Bắc Ninh - 14,15 tỷ USD, Thái Nguyên - 14 tỷ USD, Bình Dương - 11,82 tỷ USD, Đồng Nai - 9,27 tỷ USD, Hà Nội - 6,6 tỷ USD).
Từ kết quả trong 8 tháng, dự đoán tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2017 sẽ cán mốc 200 tỷ USD, vượt xa so với mức 187- 189 tỷ USD theo kế hoạch đề ra cho năm 2017.
Nhập khẩu tăng mạnh và chuyển vị thế sang nhập siêu
Tổng kim ngạch nhập khẩu 8 tháng qua đã tăng rất cao so với cùng kỳ năm trước (22,3%, hay tăng 24,73 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước chiếm 40% và tăng 18,4%, hay tăng 8,43 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 60% và tăng cao hơn 25,0%, hay tăng 16, 3 tỷ USD.
Trong 8 tháng đã có 24 mặt hàng nhập khẩu đạt trên 1 tỷ USD, tăng 3 mặt hàng so với cùng kỳ năm trước (hạt điều, giấy các loại, xơ sợi dệt các loại). Trong đó, có 7 mặt hàng đạt trên 4 tỷ USD (máy móc - thiết bị - dụng cụ - phụ tùng khác 24,08 tỷ USD; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện 22,08 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện 8,74 tỷ USD; vải các loại 7,42 tỷ USD; sắt thép các loại 5,96 tỷ USD; chất dẻo nguyên liệu 4,85 tỷ USD, xăng dầu các loại 4,46 tỷ USD).
Do nhập khẩu có quy mô và tốc độ tăng cao hơn xuất khẩu, nên Việt Nam đã chuyển từ vị thế xuất siêu trong cùng kỳ năm trước (2.336 triệu USD) sang vị thế nhập siêu trong kỳ này (2.125 triệu USD). Tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu là 1,6%, thấp hơn tỷ lệ theo kế hoạch cả năm (3,5%).
Khu vực kinh tế trong nước tiếp tục nhập siêu, nhưng cao hơn cùng kỳ năm trước cả về quy mô tuyệt đối (16,41 tỷ USD so với 13,11 tỷ USD), cả về tỷ lệ nhập siêu (43,4% so với 40,1%). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục xuất siêu, nhưng so với cùng kỳ năm trước, xuất siêu thấp hơn cả về quy mô tuyệt đối (14,28 tỷ USD so với 15,45 tỷ USD), cả về tỷ lệ xuất siêu (14,9% so với 19,2%).
Xuất siêu chủ yếu sang các thị trường Âu - Mỹ (nơi có kỹ thuật - công nghệ cao), nhưng có xu hướng giảm; nhập siêu chủ yếu từ Đông Bắc Á và Đông Nam Á (nơi có kỹ thuật - công nghệ không cao), nhưng có xu hướng cao lên.
Nguồn: Báo Đầu tư
- Tin tức liên quan
-
Những lưu ý khi nhập hàng vào Australia Ngày 12/06/2017
-
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ sẽ vượt mốc 40 tỷ USD Ngày 04/06/2017
-
Hơn 100.000 tấn điều bị kẹt cảng, doanh nghiệp kêu cứu Ngày 17/06/2017
-
95% thực phẩm nhập khẩu sẽ không phải kiểm tra chuyên ngành Ngày 21/01/2018
-
Trung Quốc: JD.com nhập khẩu hơn 1,2 tỷ USD thịt bò, thịt heo Mỹ Ngày 18/02/2018
-
Chăn nuôi gặp khó, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi vẫn tăng Ngày 20/06/2017
-
Hơn 110 mặt hàng không còn phải kiểm tra chất lượng Ngày 30/08/2017